Phúc âm Chúa Nhật thứ 24 MTN A (11/09/2011) |
Chú ý: Trang web này chứa nội dung 18+ ( Phúc âm Chúa Nhật thứ 24 MTN A (11/09/2011) ). Các bạn phải trên 18+ mới được xem tại đây:
Bài Giảng
, Chúng tôi không chịu trách nghiệm về mọi hành vi của bạn nếu không xem cảnh bảo của chúng tôi!
Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ 24 MTN (A) :
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Tha Thứ " của Linh Mục Nguyễn Phi Long.
HÃY THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. "Nợ" và "trả nợ"
Theo nguyên tắc, mắc nợ thì phải trả nợ, cho mượn nợ thì có quyền đòi nợ. Nợ - đòi - trả: đó là cách cư xử công bình.
Nhưng trên thực tế, có rất nhiều thứ nợ không thể trả nổi: chẳng hạn con nợ đã sạt nghiệp trắng tay, con nợ thiếu nhiều quá sức chi trả v.v. Gặp những trường hợp ấy, ngay cả tòa án cũng đành phải bó tay: cùng lắm là tịch thu tài sản bán được bao nhiêu trả bấy nhiêu, rồi bắt người thiếu nợ phải ngồi tù. Các chủ nợ dù muốn hay không cũng đành phải chịu mất hoặc nhiều hoặc ít. Trường hợp thứ hai này là: Nợ - không đòi được - đành bỏ: đây là cách cư xử không theo phép công bình.
Nghĩa là ngay cả trên bình diện cư xử tự nhiên, có nhiều trường hợp không thể xử công bình được. Huống chi trên bình diện đạo đức, siêu nhiên.
Nói cụ thể hơn, thiếu tiền nhau ("nợ" đúng nghĩa) thì còn có thể đòi nhau theo công bình, còn có tội, có lỗi với nhau ("nợ" theo nghĩa rộng hơn) thì khó tính toán công bình với nhau được.
Bài Tin Mừng này đề cập đến thứ "nợ" theo nghĩa rộng, nghĩa là những tội lỗi người ta phạm đối với Chúa và đối với nhau. Ðối với loại này, chỉ có cách là tha thứ.
Bài Tin Mừng đưa Thiên Chúa ra làm gương tha thứ trước: Tội lỗi chúng ta phạm đến Chúa là thứ nợ không thể nào trả hết được. Như lời Thánh vịnh "Nếu Chúa chấp tội thì ai nào đứng vững được". Bởi vậy Thiên Chúa đã tha thứ.
Và bài Tin Mừng khuyến khích ta noi gương Chúa, đồng thời cho biết làm như thế chỉ có lợi cho ta mà thôi.
2. Những dây chuyền phản ứng khác nhau
Con người quen sống theo dây chuyền trả đũa: Mắt đền mắt, răng thế răng, phỏng đền phỏng, bầm đền bầm, sưng đền sưng, mạng đền mạng... Thứ dây chuyền này sẽ kéo theo hết mắt này đến mắt khác, răng này đến răng khác, mạng này đến mạng khác...
Trong Tin Mừng, có một dây chuyền ngược lại: Xin Cha tha cho chúng con - như chúng con cũng tha cho kẻ mắc nợ chúng con; Hãy tha - thì sẽ được tha lại; Hãy cho - thì sẽ được cho lại dư đầy . Thứ dây chuyền này dẫn đến tình nghĩa, tình yêu ngày càng đậm đà, nồng ấm.
Ðức Giêsu muốn các môn đệ mình đừng theo dây chuyền thứ nhất, mà hãy theo dây chuyền thứ hai.
3. "Hãy nhớ đến điều sau hết, và chấm dứt hận thù"
Ðó là một câu của Ben Sira, người có công sưu tập kho tàng khôn ngoan ngàn đời của nhân loại. Câu này rất chí lý.
Ta hãy ra nghĩa địa mà nhìn: những con người đã một thời ăn thua đủ với nhau nay đều nằm cạnh nhau, bất lực, im lìm - còn làm chi nhau được nữa!
Và nếu ta có thể nhìn lên cao, để thấy lúc những người ấy ra trình diện trước tòa phán xét của Chúa. Người nào người nấy cũng đầy nợ với Chúa nhưng đồng thời vẫn khư khư nắm chặt tờ giấy ghi nợ của người khác đối với mình. Quan toà nói sao? "Hỡi tên ác độc kia, Ta đã tha hết nợ cho ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như Ta đã thương ngươi", rồi quan toà tống giam kẻ ấy vào ngục cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng.
Sau đó ta hãy nhìn lại những nấm mồ ấy, và tự hỏi: Họ đã trả hết đồng xu cuối cùng chưa?
Bởi thế, Ben Sira khôn ngoan đã khuyên: "Hãy nhớ đến điều sau hết, và chấm dứt hận thù".
4. Xin lỗi
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc đến một việc chúng ta cần làm trong mùa Chay, đó là tha thứ. Nhưng tha thứ là một việc song phương, nghĩa là không phải việc của một người mà của cả hai người: người tha và người xin tha. Trong những va chạm thường xuyên của cuộc sống chung, có khi chúng ta là người bị xúc phạm cho nên tư thế của chúng ta là người tha, có khi chính chúng ta là người gây xúc phạm nên tư thế là người phải xin tha.
Tha và xin tha, việc nào khó hơn? Thiết nghĩ, trong những tập thể khá đạo đức như một giáo xứ chẳng hạn thì tha là việc dễ hơn: mình bị một anh chị em nào đó xúc phạm. Nếu anh chị em đó tới xin lỗi mình thì chắc là mình tha liền. Việc khó hơn chính là việc xin tha. Vậy chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ về việc này. Xin bắt đầu bằng một câu chuyện xảy ra ở nước Ba lan:
Trên một chuyến xe lửa chạy về Varsava có 3 thương gia ở chung một toa đang chơi đánh bài. Ðến một trạm nọ, thêm một người bước lên nữa. 3 thương gia thấy có thêm người liền rủ người ấy cùng chơi cho đủ 4. Nhưng người khách từ chối khéo. Họ cố mời mãi nhưng người khách vẫn cương quyết từ chối. Thế là họ nổi giận và chửi rủa nặng lời. Người khách cũng làm thinh. Khi tàu đến ga cuối, mọi người đều xuống. 3 thương gia thấy một đám người rất đông cầm hoa đến đón người khách ấy. Họ hỏi một trong những người đó: Ông ta là ai mà được nhiều người hâm mô thế? Người khách trả lời: Ðó là Rabbi Salomon, một Rabbi nổi tiếng khắp nước về lòng nhân từ và đạo đức. Khi ấy 3 thương gia mới hối hận vì những lời chửi rủa của mình. Một người tiến đến Rabbi Salomon ngỏ lời xin lỗi. Nhưng vị Rabbi quay mặt đi, chẳng chịu tha. Các tín đồ của ông ngạc nhiên quá, hỏi: "Thầy vốn là một người nhân từ và đạo đức. Nhưng sao thầy không tha cho một kẻ đã biết lỗi và xin lỗi thầy?". Vị Rabbi giải thích: "Kẻ mà anh ta đã chửi không là một hành khách tầm thường. Còn người mà anh ta xin lỗi là Rabbi Salomon. Anh ta đã xin lỗi lầm người rồi".
Câu chuyện có ý nói rằng: người ta dễ xin lỗi đối với những người có địa vị cao, có quyền lực lớn. Nếu thương gia nọ không biết người mình đã chửi là một nhân vật nổi tiếng thì chắc chắn anh ta không xin lỗi đâu.
Câu chuyện trên cũng dạy chúng ta bài học này là: muốn xin lỗi thì ta phải khiêm tốn, hạ mình:
•Nhiều khi chúng ta không thể mở miệng xin lỗi được đối với những người nhỏ hơn mình. Ta cho rằng chỉ có người nhỏ xin lỗi người lớn chứ không bao giờ ngược lại.
•Nhiều khi chúng ta không mở miệng xin lỗi được vì chúng ta còn tự ái, cho rằng làm như thế là nhục.
•Nhiều khi chúng ta không mở miệng xin lỗi được vì cho rằng như thế là tự nhận rằng mình sai.
Ta tưởng rằng như thế là tự trọng. Nhưng đó là sự tự trọng không đúng chỗ và là biểu hiện của tính xấu kiêu ngạo. Satan chống lại Chúa. Sau đó nó biết lỗi nhưng nó không bao giờ xin lỗi. Giuđa sau khi bán Chúa cũng biết lỗi nhưng cũng không xin lỗi.
Cách đây vài năm, ÐGH Gioan Phaolô II đã ngỏ lời xin lỗi với cả thế giới về những lầm lỗi của Hội Thánh trong quá khứ. Trước khi ÐGH làm việc này, nhiều người trong Hội Thánh đã cản ngăn ngài vì nghĩ rằng làm như thế là hại đến uy tín của Hội Thánh. Tuy nhiên sau khi ÐGH làm việc đó thì lạ thay, người ta chẳng những không che cười, trái lại còn khen ngợi ngài; uy tín của Hội Thánh chẳng những không giảm mà còn tăng thêm.
Tóm lại, Lời Chúa hôm nay bảo chúng ta tha thứ. Nhưng Lời Chúa cũng bảo chúng ta làm một việc khác khó hơn, đó là biết xin lỗi. Muốn thế, chúng ta phải khiêm tốn hạ mình. Chúng ta nên biết rằng hạ mình xin lỗi không phải là nhục nhã, trái lại sẽ sinh nhiều kết quả rất tốt: đối với bản thân, nó làm tăng uy tín của mình, đối với cuộc sống chung, nó hàn gắn những vết thương do những va chạm gây ra và giúp cho cuộc sống chung được ấm êm hạnh phúc hơn.
5. Chuyện minh họa
a/ Tha thứ
Ngày nọ, Ðức giám mục John Selwyn thấy một cậu con trai người bản xứ cư xử thô bạo với các trẻ khác, ngài gọi cậu lại khiển trách. Chẳng những không chịu nghe, cậu ta còn vung tay đánh vào mặt vị giám mục. Mọi người thấy vậy đứng chết trân. Nhưng vị giám mục không cho họ làm gì. Rồi ngài quay lưng và lặng lẽ bỏ đi.
Nhiều năm sau, một nhà truyền giáo được mời đến với một bệnh nhân. Ông sắp chết và xin được rửa tội. Khi nhà truyền giáo hỏi anh muốn lấy tên thánh là gì. Anh đáp: "Xin đặt là John Selwyn, vì chính ngài đã dậy cho tôi biết Ðức Kitô là ai khi tôi đánh ngài."
b/ Xin tha
Satan phàn nàn với Chúa: "Ngài không công bằng. Nhiều tội nhân làm điều sai trái và Ngài lại đón nhận họ. Thật ra, có người trở lại sáu bảy lần và Ngài vẫn nhận. Tôi chỉ phạm một lỗi lớn mà Ngài kết án tôi đời đời." Chúa nói: "Ðã bao giờ ngươi xin tha thứ hoặc ăn năn chưa?".
Thiên Chúa là Cha nhân từ hay thương xót, lúc nào Ngài cũng sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho những ai thật lòng sám hối ăn năn. Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con phải tha thứ cho nhau, nếu muốn được Chúa tha thứ mọi lỗi lầm. Nhưng lạy Chúa, nói tha thứ thì dễ, còn thực hành tha thứ thì rất khó. Vậy xin Chúa ban ơn trợ giúp để chúng con có thể sống như Chúa đã dạy. Amen.
Thánh Ca : Kinh Hòa Bình
HAI NGƯỜI LÍNH
Cha Mark Link, S.J.
Corri ten Boom sống tại Amsterdam (Hoà Lan) trong thế chiến thứ hai. Gia đình cô làm một cửa tiệm đồng hồ. Khi bọn Ðức Quốc Xã xâm chiếm Hoà Lan, gia đình cô bắt đầu giúp đỡ dân Do Thái đang bị truy nã có hệ thống và bị đem đi đến các trại tử thần. Cuối cùng có kẻ đã tố cáo gia đình cô. Thế là gia đình cô bị gởi đến trại tập trung. Corrie và em gái cô là Betsy bị gởi đến trại Ravens ô nhục. Cả gia đình Corrien chỉ mỗi mình cô còn sống sót sau cơn thử thách. Sau chiến tranh, cô đi du lịch khắp Aâu Châu rao giảng về sự tha thứ và hoà giải. Sau một cuộc nói chuyện ở Munich thuộc Ðức, một người đàn ông đã tiến đến cám ơn cô về bài nói chuyện. Corrie không thể nào tin nổi vào mắt mình. Gã này chính là một trong những tên lính gác Quốc xã từng có nhiệm vụ coi sóc phòng tắm vòi sen của phụ nữ tại trại Ravensbruck. Gã ta tiến tới tính bắt tay Corrie. Corrie như đông cứng người lại không thể nào giơ tay ra bắt được. Sự ghê tởm trại tập trung kèm theo cái chết của người em gái chợt trở lại trong ký ức của cô. Lòng cô tràn ngập nỗi oán hờn và ghê tởm. Corrie không thể tin được cách trả lời của cô. Chính cô vừa mới giảng một bài thật cảm động về lòng tha thứ, thế mà bây giờ cô lại không thể nào tha thứ được. Cô bị xúc động quá đến nỗi không thể nào bắt tay gã lính gác nọ được.
Thỉnh thoảng trong cuộc sống, tất cả chúng ta đã từng cảm nghiệm đôi điều tương tự như Corrie. Chúng ta cảm thấy mình không thể nào tha thứ cho một kẻ nào đó. Chúng ta thấy tình cảm mình như bị chận đứng lại đối với một kẻ nào đó đã từng gây đớn đau thương tích cho chúng ta.
Ðiều này nêu ra một vấn nạn xốn xang đau đớn. Làm sao chúng ta có thể xử lý một vấn đề như thế? Chúng ta phải làm gì đây khi không thể nào tha thứ cho một ai đó? Làm thế nào để thoát ra khỏi sự bế tắc tình cảm đang bít kín mọi nỗ lực tốt nhất của chúng ta nhằm để tha thứ? Làm thế nào thi hành giáo huấn về sự tha thứ mà Chúa Giêsu đưa ra trong phúc âm hôm nay? Thái độ của chúng ta phải như thế nào trước những lời cảnh cáo trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Lời cảnh cáo đó là: nếu chúng ta từ chối không xót thương anh chị em mình, thì đừng mong Thiên Chúa sẽ thương xót chúng ta.
Hãy trở lại với câu chuyện của chúng ta về Corrie. Hãy xem cô ta xử lý trường hợp của mình thế nào. Trong lúc người cô như bị đông lạnh co cứng. Corrie liền im lặng cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con không thể tha thứ cho người này. Xin ban cho con sự tha thứ của Chúa". Ngay lúc đó, Corrie nói hình như có một sức mạnh của ai khác đẩy tới, tay cô bỗng nắm lấy tay gã lính gác trong niềm tha thứ thực sự. Và ngay lúc đó cô chợt khám phá ra một chân lý vĩ đại. Không phải dựa trên sự tha thứ của riêng chúng ta mà thế giới quanh ta được chữa lành mà chính là dựa trên sự tha thứ của Chúa Giêsu. Khi truyền bảo chúng ta yêu kẻ thù, Chúa Giêsu cũng trao cho chúng ta ân sủng cần thiết kèm theo để tha thứ cho họ. Như thế, phương cách thứ nhất để xử lý vấn đề không thể thứ tha cho một ai đó là cầu xin Chúa Giêsu ơn tha thứ. Phương cách thứ hai để xử lý vấn đề trên được nhắc đến trong bài phúc âm hôm nay, đó là làm điều mà viên chức nọ đã không làm, là tự mình ngồi xuống trước mặt Chúa Giêsu và nhớ lại Chúa đã tha thứ cho chúng ta không biết bao nhiêu lần. Ngài đã tha thứ cho chúng ta vô cùng nhiều hơn Ngài yêu cầu chúng ta tha thứ cho kẻ khác. Ðiều nhỏ nhất chúng ta có thể đáp lại là giơ tay ra tha thứ cho anh em mình. Và phương cách thứ ba để xử lý vấn đề trên là cố gắng nhìn kẻ thù mình trong một ánh sáng hoàn toàn mới mẻ, tức là nhìn họ không phải như kẻ thù mà là những con người đang đau khổ giống như chúng ta. Tôi xin cắt nghĩa rõ hơn điều tôi muốn nói:
Trong cuốn tiểu thuyết nhan đề "Mặt trận phía tây hoàn toàn yên tĩnh" (All quite on the Westem) có một cảnh đầy cảm động. Lúc đó cuộc chiến đang xảy ra dữ dội giữa đám lính Pháp và Ðức. Một chú lính Ðức trẻ nằm dưới một hầm đạn để tránh đạn pháo. Bỗng nhiên một người lính Pháp cũng nhảy vào cùng hầm ấy để tránh đạn pháo. Trước khi người lính Pháp kịp ra tay, thì chú lính Ðức đã đâm ngay người ấy vài nhát. Tuy nhiên người lính Pháp không chết liền mà nằm thoi thóp ra đó. Chàng lính Ðức, trẻ măng như một chú bé, chăm chú nhìn cặp mắt hãi hùng của người lính Pháp. Chú ta thấy miệng người lính Pháp này há hốc ra, đôi môi khô và nứt nẻ. Chú ta bèn động lòng thương và rút chai nước của mình ra cho người lính thù địch ấy uống. Cuối cùng khi người lính thù này qua đời, chú lính trẻ người Ðức cảm thấy ân hận sâu xa. Ðây là người đầu tiên bị chú ta giết. Chú thắc mắc không hiểu tên người này là gì. Trông thấy chiếc ví trong túi người chết, chú ta liền kính cẩn rút ra xem chiếc ví đựng vài tấm ảnh gia đình, một tấm có hình một người đàn bà và một đứa bé gái.
Chú lính Ðức vô cùng cảm động. Bỗng dưng, chú nhận thấy người lính đã chết không phải là kẻ thù, mà là một người cha, người chồng -- tức là một người biết yêu và được yêu y hệt như chú vậy. Ðộng lòng thương xót, chú liền lấy một miếng giấy và ghi vào đó địa chỉ người đã chết. Chú tính sẽ viết một lá thư cho vợ ông ta.
Ðiều gì đã xảy ra trong chiếc hầm đạn ấy? Phải chăng chú lính Ðức bất ngờ nhận ra bổn phận phải yêu thương đồng loại và chú tự bắt mình phải yêu thương người lính vừa mới chết? Không phải thế đâu!
Sự việc xảy ra như thế này: chú lính Ðức chợt nhìn thấy người từng bị xem là kẻ thù của chú bằng một ánh sáng hoàn toàn mới mẻ. Và chính sự thay đổi cách nhìn này là đã thay đổi thái độ của chú đối với người ấy.
Trên thập giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho các kẻ hành hình Ngài bằng một ánh sáng khác hẳn chúng ta nhìn nhiều. Ngài nhìn vượt lên trên vẻ bề ngoài của họ. Ngài nhìn ra bản chất thực sự của họ là những đứa con lạc đường của Cha Ngài.
Nếu muốn tha thứ cho kẻ thù, chúng ta phải bắt đầu nhìn thấy họ bằng một ánh sáng mới. Chúng ta phải bắt đầu nhìn họ giống như Chúa Giêsu nhìn thấy họ.
Tóm lại để xử lý cho trường hợp không thể tha thứ cho kẻ thù.
Thứ nhất chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu ơn tha thứ giống như Corrie đã làm.
Thứ hai, hãy nhớ lại Chúa Giêsu đã tha thứ cho chúng ta vô cùng nhiều hơn là Ngài đang đòi chúng ta tha thứ.
Thứ ba, hãy cố gắng nhìn kẻ thù mình theo cách Chúa Giêsu nhìn quân thù Ngài, nghĩa là xem họ như những anh em đang lầm đường lạc lối.
Bài phúc âm hôm nay mời gọi chúng ta khám phá lại tương giao của mình với kẻ khác. Ðặc biệt với các thành viên trong gia đình mình. Bài phúc âm ấy mời gọi chúng ta tự vấn xem tương giao nào trong số này cần được cải thiện đồng thời mời gọi chúng ta khởi sự tiến trình chữa lành tương giao nào bị trục trặc.
Chúng ta hãy kết thúc với lời kinh cầu của thánh Phanxicô:
"Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem tin kính vào nơi nghi nan, đem hy vọng vào nơi thất vọng, đem ánh sáng vào nơi tăm tối, đem niềm vui đến chốn u sầu.
Xin hãy dạy con: tìm an ủi người hơn được người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh.
Chính lúc thứ tha là khi được tha thứ.
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời".
Thánh Ca : Tâm Tình Phó Thác
ÔNG CHỦ CUỘC ĐỜI
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Hầu như ai cũng đọc nhật báo. Mỗi người đọc theo cái thú riêng. Có người chú tâm vào các trang thể thao và việc đầu tiên là họ tìm đọc các trang về thể thao. Những người có đầu óc về kinh tế thì mở trang nói về thị trường kinh tế và thương mại. Những người thích xem chương trình truyện dài truyền hình hàng ngày thì tìm mở trang phiếm luận. Những người thích về chính trị và những gì đang xẩy ra trên chính trường thì tìm đến các trang bình luận và chủ biên. Riêng tôi thì tìm đến trang tranh ảnh khôi hài. Tôi bắt đầu từ đó; tôi cho rằng tốt hơn là tôi bắt đầu trong ngày với một chút hương vị khôi hài.
Nhưng tôi nghĩ rằng ai cũng nên bỏ chút thời gian ra để đọc trang chia buồn. Khi các bạn đọc các trang chia buồn các bạn sẽ thấy có nhiều bất ổn trong cuộc sống. Bạn đọc thấy tin người này chết mới có bốn tuổi đời với bất kỳ lý do gì; mười tám tuổi, hai mươi tuổi chết vì tai nạn hay thương cảnh nào khác. Và có người sống đến chín mươi lăm tuổi. Nhưng vấn để ở đây là ai cũng sẽ chết, và điều ấy sẽ xẩy đến bất kỳ bạn ba tuổi hay ba mươi hoặc là một trăm lẻ ba tuổi. Ai trong chúng ta cũng sẽ chết. Do đó chúng ta cần nhận sự thật về cái chết là thực tại của thế giới chúng ta đang sống.
Đối Tượng Sống
Trong bài đọc hai hôm nay, Thánh Phao-lô nói cho chúng ta rằng không ai trong chúng ta sống cho mình, và không ai trong chúng ta chết cho mình. Khi chúng ta sống là sống cho Chúa và chúng ta chết là chết cho Chúa. Đây phải là tư tưởng hàng đầu trong trí khôn của chúng ta, đó là không ai trong chúng ta sống cho riêng mình.
Trong thế giới của chúng ta ngày nay, người ta nói, “Tôi là chủ vận mạng của chính tôi. Tôi làm điều tôi thích. Tôi muốn cái này; cái này là của tôi, cái này là quyền của tôi, của tôi và chính tôi.” Tất cả là tự thỏa mãn. Cách duy nhất người ta có thể cho phép được quyền tự thỏa mãn là khi họ nghĩ rằng chết là hết, không còn gì khác nữa. Bằng không thì họ sẽ lo sợ về lối sống của họ. Họ sẽ quan tâm cho rằng đời sống trên mặt đất không phải là tận cùng. Thiên Chúa là Chủ của sự chết và là Chủ của sự sống. Chúng ta cần ý thức rằng cách chúng ta sống, điều chúng ta xác định cho cuộc đời mình sẽ là cùng đích cho đời của chúng ta. Chúng ta cần phải ý thức rằng chúng ta ở đời là để phụng sự Thiên Chúa, nhận biết Ngài, yêu mến Ngài, thay đổi đời mình, uốn mình đi theo đường lối của Chúa, theo giáo huấn của Chúa Kitô.
Nhớ Ngày Ra Toà
Bài đọc thứ nhất hôm nay nói, “Hãy nhớ đến ngày tận số. Chấm dứt hận thù. Nhớ mình sẽ phải hao mòn và phải chết, mà trung thành giữ các điều răn.” Đó chính là cách chúng ta nên hành xử trong đời sống, với niềm tin tưởng là không ai trong chúng ta sống cho riêng mình. Ai trong chúng ta cũng sẽ ra trước tòa phán xét của Thiên Chúa, và mọi người chúng ta phải sống ở đời này không phải là cho riêng mình, nhưng Chúa Kitô, là Thiên Chúa và là Chủ của đời sống chúng ta.
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhủ rằng chúng ta cần phải biết thương người, biết tha thứ, và công bằng. Chúng ta cần phải chu toàn những lệnh truyền của Thiên Chúa nhờ đó chúng ta có thể trở nên giầu có phong phú trong ơn thánh, mong đợi lời hứa cứu độ của Thiên Chúa. Một ngày nào đó chúng ta sẽ ra trước tòa phán xét của Thiên Chúa và do đó chúng ta phải sống theo niềm tin như thế.
Không Sống Cho Riêng Mình
Đức Thánh Cha (Gioan Phaolô II) đã công bố rằng chúng ta dường như đang sống trong “nền văn hóa sự chết.” Chúng ta quyết định là chúng ta muốn phá hủy sự sống trước khi nó được chào đời, vứt bỏ sự sống ở cuối đời nếu hoàn cảnh chung quanh trở nên bất tiện, giúp làm cho chết. Nhiều người phạm tội sát nhân và những tội tầy trời với bất kể lý do gì, chỉ vì họ thấy có lợi cho họ. Chủ trương của họ là tôi, của tôi, chính tôi và tôi, tất cả những điều này, trong khi chúng ta phải suy nghĩ rằng Thiên Chúa là sự sung mãn của cuộc sống. Nếu chúng ta đón nhận ơn thánh của Thiên Chúa và sống theo ý của Thiên Chúa thì chúng ta sẽ kết hiệp với Thiên Chúa đến muôn đời. Do đó hãy ý thức nhớ rằng không ai trong chúng ta sống cho riêng mình và không ai trong chúng ta chết cho riêng mình. Khi chúng ta sống là chúng ta sống cho Chúa và khi chúng ta chết là chúng chết như những tôi tớ của Thiên Chúa. Xin Thiên Chúa chúc lành cho các bạn.
Thánh Ca : Chúa Không Lầm
Nguồn : www.40giayloichua.net
Mời nghe bài giảng chủ đề :"Tha Thứ " của Linh Mục Nguyễn Phi Long.
HÃY THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA
Lm.Carôlô Hồ Bạc Xái
1. "Nợ" và "trả nợ"
Theo nguyên tắc, mắc nợ thì phải trả nợ, cho mượn nợ thì có quyền đòi nợ. Nợ - đòi - trả: đó là cách cư xử công bình.
Nhưng trên thực tế, có rất nhiều thứ nợ không thể trả nổi: chẳng hạn con nợ đã sạt nghiệp trắng tay, con nợ thiếu nhiều quá sức chi trả v.v. Gặp những trường hợp ấy, ngay cả tòa án cũng đành phải bó tay: cùng lắm là tịch thu tài sản bán được bao nhiêu trả bấy nhiêu, rồi bắt người thiếu nợ phải ngồi tù. Các chủ nợ dù muốn hay không cũng đành phải chịu mất hoặc nhiều hoặc ít. Trường hợp thứ hai này là: Nợ - không đòi được - đành bỏ: đây là cách cư xử không theo phép công bình.
Nghĩa là ngay cả trên bình diện cư xử tự nhiên, có nhiều trường hợp không thể xử công bình được. Huống chi trên bình diện đạo đức, siêu nhiên.
Nói cụ thể hơn, thiếu tiền nhau ("nợ" đúng nghĩa) thì còn có thể đòi nhau theo công bình, còn có tội, có lỗi với nhau ("nợ" theo nghĩa rộng hơn) thì khó tính toán công bình với nhau được.
Bài Tin Mừng này đề cập đến thứ "nợ" theo nghĩa rộng, nghĩa là những tội lỗi người ta phạm đối với Chúa và đối với nhau. Ðối với loại này, chỉ có cách là tha thứ.
Bài Tin Mừng đưa Thiên Chúa ra làm gương tha thứ trước: Tội lỗi chúng ta phạm đến Chúa là thứ nợ không thể nào trả hết được. Như lời Thánh vịnh "Nếu Chúa chấp tội thì ai nào đứng vững được". Bởi vậy Thiên Chúa đã tha thứ.
Và bài Tin Mừng khuyến khích ta noi gương Chúa, đồng thời cho biết làm như thế chỉ có lợi cho ta mà thôi.
2. Những dây chuyền phản ứng khác nhau
Con người quen sống theo dây chuyền trả đũa: Mắt đền mắt, răng thế răng, phỏng đền phỏng, bầm đền bầm, sưng đền sưng, mạng đền mạng... Thứ dây chuyền này sẽ kéo theo hết mắt này đến mắt khác, răng này đến răng khác, mạng này đến mạng khác...
Trong Tin Mừng, có một dây chuyền ngược lại: Xin Cha tha cho chúng con - như chúng con cũng tha cho kẻ mắc nợ chúng con; Hãy tha - thì sẽ được tha lại; Hãy cho - thì sẽ được cho lại dư đầy . Thứ dây chuyền này dẫn đến tình nghĩa, tình yêu ngày càng đậm đà, nồng ấm.
Ðức Giêsu muốn các môn đệ mình đừng theo dây chuyền thứ nhất, mà hãy theo dây chuyền thứ hai.
3. "Hãy nhớ đến điều sau hết, và chấm dứt hận thù"
Ðó là một câu của Ben Sira, người có công sưu tập kho tàng khôn ngoan ngàn đời của nhân loại. Câu này rất chí lý.
Ta hãy ra nghĩa địa mà nhìn: những con người đã một thời ăn thua đủ với nhau nay đều nằm cạnh nhau, bất lực, im lìm - còn làm chi nhau được nữa!
Và nếu ta có thể nhìn lên cao, để thấy lúc những người ấy ra trình diện trước tòa phán xét của Chúa. Người nào người nấy cũng đầy nợ với Chúa nhưng đồng thời vẫn khư khư nắm chặt tờ giấy ghi nợ của người khác đối với mình. Quan toà nói sao? "Hỡi tên ác độc kia, Ta đã tha hết nợ cho ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như Ta đã thương ngươi", rồi quan toà tống giam kẻ ấy vào ngục cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng.
Sau đó ta hãy nhìn lại những nấm mồ ấy, và tự hỏi: Họ đã trả hết đồng xu cuối cùng chưa?
Bởi thế, Ben Sira khôn ngoan đã khuyên: "Hãy nhớ đến điều sau hết, và chấm dứt hận thù".
4. Xin lỗi
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc đến một việc chúng ta cần làm trong mùa Chay, đó là tha thứ. Nhưng tha thứ là một việc song phương, nghĩa là không phải việc của một người mà của cả hai người: người tha và người xin tha. Trong những va chạm thường xuyên của cuộc sống chung, có khi chúng ta là người bị xúc phạm cho nên tư thế của chúng ta là người tha, có khi chính chúng ta là người gây xúc phạm nên tư thế là người phải xin tha.
Tha và xin tha, việc nào khó hơn? Thiết nghĩ, trong những tập thể khá đạo đức như một giáo xứ chẳng hạn thì tha là việc dễ hơn: mình bị một anh chị em nào đó xúc phạm. Nếu anh chị em đó tới xin lỗi mình thì chắc là mình tha liền. Việc khó hơn chính là việc xin tha. Vậy chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ về việc này. Xin bắt đầu bằng một câu chuyện xảy ra ở nước Ba lan:
Trên một chuyến xe lửa chạy về Varsava có 3 thương gia ở chung một toa đang chơi đánh bài. Ðến một trạm nọ, thêm một người bước lên nữa. 3 thương gia thấy có thêm người liền rủ người ấy cùng chơi cho đủ 4. Nhưng người khách từ chối khéo. Họ cố mời mãi nhưng người khách vẫn cương quyết từ chối. Thế là họ nổi giận và chửi rủa nặng lời. Người khách cũng làm thinh. Khi tàu đến ga cuối, mọi người đều xuống. 3 thương gia thấy một đám người rất đông cầm hoa đến đón người khách ấy. Họ hỏi một trong những người đó: Ông ta là ai mà được nhiều người hâm mô thế? Người khách trả lời: Ðó là Rabbi Salomon, một Rabbi nổi tiếng khắp nước về lòng nhân từ và đạo đức. Khi ấy 3 thương gia mới hối hận vì những lời chửi rủa của mình. Một người tiến đến Rabbi Salomon ngỏ lời xin lỗi. Nhưng vị Rabbi quay mặt đi, chẳng chịu tha. Các tín đồ của ông ngạc nhiên quá, hỏi: "Thầy vốn là một người nhân từ và đạo đức. Nhưng sao thầy không tha cho một kẻ đã biết lỗi và xin lỗi thầy?". Vị Rabbi giải thích: "Kẻ mà anh ta đã chửi không là một hành khách tầm thường. Còn người mà anh ta xin lỗi là Rabbi Salomon. Anh ta đã xin lỗi lầm người rồi".
Câu chuyện có ý nói rằng: người ta dễ xin lỗi đối với những người có địa vị cao, có quyền lực lớn. Nếu thương gia nọ không biết người mình đã chửi là một nhân vật nổi tiếng thì chắc chắn anh ta không xin lỗi đâu.
Câu chuyện trên cũng dạy chúng ta bài học này là: muốn xin lỗi thì ta phải khiêm tốn, hạ mình:
•Nhiều khi chúng ta không thể mở miệng xin lỗi được đối với những người nhỏ hơn mình. Ta cho rằng chỉ có người nhỏ xin lỗi người lớn chứ không bao giờ ngược lại.
•Nhiều khi chúng ta không mở miệng xin lỗi được vì chúng ta còn tự ái, cho rằng làm như thế là nhục.
•Nhiều khi chúng ta không mở miệng xin lỗi được vì cho rằng như thế là tự nhận rằng mình sai.
Ta tưởng rằng như thế là tự trọng. Nhưng đó là sự tự trọng không đúng chỗ và là biểu hiện của tính xấu kiêu ngạo. Satan chống lại Chúa. Sau đó nó biết lỗi nhưng nó không bao giờ xin lỗi. Giuđa sau khi bán Chúa cũng biết lỗi nhưng cũng không xin lỗi.
Cách đây vài năm, ÐGH Gioan Phaolô II đã ngỏ lời xin lỗi với cả thế giới về những lầm lỗi của Hội Thánh trong quá khứ. Trước khi ÐGH làm việc này, nhiều người trong Hội Thánh đã cản ngăn ngài vì nghĩ rằng làm như thế là hại đến uy tín của Hội Thánh. Tuy nhiên sau khi ÐGH làm việc đó thì lạ thay, người ta chẳng những không che cười, trái lại còn khen ngợi ngài; uy tín của Hội Thánh chẳng những không giảm mà còn tăng thêm.
Tóm lại, Lời Chúa hôm nay bảo chúng ta tha thứ. Nhưng Lời Chúa cũng bảo chúng ta làm một việc khác khó hơn, đó là biết xin lỗi. Muốn thế, chúng ta phải khiêm tốn hạ mình. Chúng ta nên biết rằng hạ mình xin lỗi không phải là nhục nhã, trái lại sẽ sinh nhiều kết quả rất tốt: đối với bản thân, nó làm tăng uy tín của mình, đối với cuộc sống chung, nó hàn gắn những vết thương do những va chạm gây ra và giúp cho cuộc sống chung được ấm êm hạnh phúc hơn.
5. Chuyện minh họa
a/ Tha thứ
Ngày nọ, Ðức giám mục John Selwyn thấy một cậu con trai người bản xứ cư xử thô bạo với các trẻ khác, ngài gọi cậu lại khiển trách. Chẳng những không chịu nghe, cậu ta còn vung tay đánh vào mặt vị giám mục. Mọi người thấy vậy đứng chết trân. Nhưng vị giám mục không cho họ làm gì. Rồi ngài quay lưng và lặng lẽ bỏ đi.
Nhiều năm sau, một nhà truyền giáo được mời đến với một bệnh nhân. Ông sắp chết và xin được rửa tội. Khi nhà truyền giáo hỏi anh muốn lấy tên thánh là gì. Anh đáp: "Xin đặt là John Selwyn, vì chính ngài đã dậy cho tôi biết Ðức Kitô là ai khi tôi đánh ngài."
b/ Xin tha
Satan phàn nàn với Chúa: "Ngài không công bằng. Nhiều tội nhân làm điều sai trái và Ngài lại đón nhận họ. Thật ra, có người trở lại sáu bảy lần và Ngài vẫn nhận. Tôi chỉ phạm một lỗi lớn mà Ngài kết án tôi đời đời." Chúa nói: "Ðã bao giờ ngươi xin tha thứ hoặc ăn năn chưa?".
Thiên Chúa là Cha nhân từ hay thương xót, lúc nào Ngài cũng sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho những ai thật lòng sám hối ăn năn. Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con phải tha thứ cho nhau, nếu muốn được Chúa tha thứ mọi lỗi lầm. Nhưng lạy Chúa, nói tha thứ thì dễ, còn thực hành tha thứ thì rất khó. Vậy xin Chúa ban ơn trợ giúp để chúng con có thể sống như Chúa đã dạy. Amen.
Thánh Ca : Kinh Hòa Bình
HAI NGƯỜI LÍNH
Cha Mark Link, S.J.
Corri ten Boom sống tại Amsterdam (Hoà Lan) trong thế chiến thứ hai. Gia đình cô làm một cửa tiệm đồng hồ. Khi bọn Ðức Quốc Xã xâm chiếm Hoà Lan, gia đình cô bắt đầu giúp đỡ dân Do Thái đang bị truy nã có hệ thống và bị đem đi đến các trại tử thần. Cuối cùng có kẻ đã tố cáo gia đình cô. Thế là gia đình cô bị gởi đến trại tập trung. Corrie và em gái cô là Betsy bị gởi đến trại Ravens ô nhục. Cả gia đình Corrien chỉ mỗi mình cô còn sống sót sau cơn thử thách. Sau chiến tranh, cô đi du lịch khắp Aâu Châu rao giảng về sự tha thứ và hoà giải. Sau một cuộc nói chuyện ở Munich thuộc Ðức, một người đàn ông đã tiến đến cám ơn cô về bài nói chuyện. Corrie không thể nào tin nổi vào mắt mình. Gã này chính là một trong những tên lính gác Quốc xã từng có nhiệm vụ coi sóc phòng tắm vòi sen của phụ nữ tại trại Ravensbruck. Gã ta tiến tới tính bắt tay Corrie. Corrie như đông cứng người lại không thể nào giơ tay ra bắt được. Sự ghê tởm trại tập trung kèm theo cái chết của người em gái chợt trở lại trong ký ức của cô. Lòng cô tràn ngập nỗi oán hờn và ghê tởm. Corrie không thể tin được cách trả lời của cô. Chính cô vừa mới giảng một bài thật cảm động về lòng tha thứ, thế mà bây giờ cô lại không thể nào tha thứ được. Cô bị xúc động quá đến nỗi không thể nào bắt tay gã lính gác nọ được.
Thỉnh thoảng trong cuộc sống, tất cả chúng ta đã từng cảm nghiệm đôi điều tương tự như Corrie. Chúng ta cảm thấy mình không thể nào tha thứ cho một kẻ nào đó. Chúng ta thấy tình cảm mình như bị chận đứng lại đối với một kẻ nào đó đã từng gây đớn đau thương tích cho chúng ta.
Ðiều này nêu ra một vấn nạn xốn xang đau đớn. Làm sao chúng ta có thể xử lý một vấn đề như thế? Chúng ta phải làm gì đây khi không thể nào tha thứ cho một ai đó? Làm thế nào để thoát ra khỏi sự bế tắc tình cảm đang bít kín mọi nỗ lực tốt nhất của chúng ta nhằm để tha thứ? Làm thế nào thi hành giáo huấn về sự tha thứ mà Chúa Giêsu đưa ra trong phúc âm hôm nay? Thái độ của chúng ta phải như thế nào trước những lời cảnh cáo trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Lời cảnh cáo đó là: nếu chúng ta từ chối không xót thương anh chị em mình, thì đừng mong Thiên Chúa sẽ thương xót chúng ta.
Hãy trở lại với câu chuyện của chúng ta về Corrie. Hãy xem cô ta xử lý trường hợp của mình thế nào. Trong lúc người cô như bị đông lạnh co cứng. Corrie liền im lặng cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con không thể tha thứ cho người này. Xin ban cho con sự tha thứ của Chúa". Ngay lúc đó, Corrie nói hình như có một sức mạnh của ai khác đẩy tới, tay cô bỗng nắm lấy tay gã lính gác trong niềm tha thứ thực sự. Và ngay lúc đó cô chợt khám phá ra một chân lý vĩ đại. Không phải dựa trên sự tha thứ của riêng chúng ta mà thế giới quanh ta được chữa lành mà chính là dựa trên sự tha thứ của Chúa Giêsu. Khi truyền bảo chúng ta yêu kẻ thù, Chúa Giêsu cũng trao cho chúng ta ân sủng cần thiết kèm theo để tha thứ cho họ. Như thế, phương cách thứ nhất để xử lý vấn đề không thể thứ tha cho một ai đó là cầu xin Chúa Giêsu ơn tha thứ. Phương cách thứ hai để xử lý vấn đề trên được nhắc đến trong bài phúc âm hôm nay, đó là làm điều mà viên chức nọ đã không làm, là tự mình ngồi xuống trước mặt Chúa Giêsu và nhớ lại Chúa đã tha thứ cho chúng ta không biết bao nhiêu lần. Ngài đã tha thứ cho chúng ta vô cùng nhiều hơn Ngài yêu cầu chúng ta tha thứ cho kẻ khác. Ðiều nhỏ nhất chúng ta có thể đáp lại là giơ tay ra tha thứ cho anh em mình. Và phương cách thứ ba để xử lý vấn đề trên là cố gắng nhìn kẻ thù mình trong một ánh sáng hoàn toàn mới mẻ, tức là nhìn họ không phải như kẻ thù mà là những con người đang đau khổ giống như chúng ta. Tôi xin cắt nghĩa rõ hơn điều tôi muốn nói:
Trong cuốn tiểu thuyết nhan đề "Mặt trận phía tây hoàn toàn yên tĩnh" (All quite on the Westem) có một cảnh đầy cảm động. Lúc đó cuộc chiến đang xảy ra dữ dội giữa đám lính Pháp và Ðức. Một chú lính Ðức trẻ nằm dưới một hầm đạn để tránh đạn pháo. Bỗng nhiên một người lính Pháp cũng nhảy vào cùng hầm ấy để tránh đạn pháo. Trước khi người lính Pháp kịp ra tay, thì chú lính Ðức đã đâm ngay người ấy vài nhát. Tuy nhiên người lính Pháp không chết liền mà nằm thoi thóp ra đó. Chàng lính Ðức, trẻ măng như một chú bé, chăm chú nhìn cặp mắt hãi hùng của người lính Pháp. Chú ta thấy miệng người lính Pháp này há hốc ra, đôi môi khô và nứt nẻ. Chú ta bèn động lòng thương và rút chai nước của mình ra cho người lính thù địch ấy uống. Cuối cùng khi người lính thù này qua đời, chú lính trẻ người Ðức cảm thấy ân hận sâu xa. Ðây là người đầu tiên bị chú ta giết. Chú thắc mắc không hiểu tên người này là gì. Trông thấy chiếc ví trong túi người chết, chú ta liền kính cẩn rút ra xem chiếc ví đựng vài tấm ảnh gia đình, một tấm có hình một người đàn bà và một đứa bé gái.
Chú lính Ðức vô cùng cảm động. Bỗng dưng, chú nhận thấy người lính đã chết không phải là kẻ thù, mà là một người cha, người chồng -- tức là một người biết yêu và được yêu y hệt như chú vậy. Ðộng lòng thương xót, chú liền lấy một miếng giấy và ghi vào đó địa chỉ người đã chết. Chú tính sẽ viết một lá thư cho vợ ông ta.
Ðiều gì đã xảy ra trong chiếc hầm đạn ấy? Phải chăng chú lính Ðức bất ngờ nhận ra bổn phận phải yêu thương đồng loại và chú tự bắt mình phải yêu thương người lính vừa mới chết? Không phải thế đâu!
Sự việc xảy ra như thế này: chú lính Ðức chợt nhìn thấy người từng bị xem là kẻ thù của chú bằng một ánh sáng hoàn toàn mới mẻ. Và chính sự thay đổi cách nhìn này là đã thay đổi thái độ của chú đối với người ấy.
Trên thập giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho các kẻ hành hình Ngài bằng một ánh sáng khác hẳn chúng ta nhìn nhiều. Ngài nhìn vượt lên trên vẻ bề ngoài của họ. Ngài nhìn ra bản chất thực sự của họ là những đứa con lạc đường của Cha Ngài.
Nếu muốn tha thứ cho kẻ thù, chúng ta phải bắt đầu nhìn thấy họ bằng một ánh sáng mới. Chúng ta phải bắt đầu nhìn họ giống như Chúa Giêsu nhìn thấy họ.
Tóm lại để xử lý cho trường hợp không thể tha thứ cho kẻ thù.
Thứ nhất chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu ơn tha thứ giống như Corrie đã làm.
Thứ hai, hãy nhớ lại Chúa Giêsu đã tha thứ cho chúng ta vô cùng nhiều hơn là Ngài đang đòi chúng ta tha thứ.
Thứ ba, hãy cố gắng nhìn kẻ thù mình theo cách Chúa Giêsu nhìn quân thù Ngài, nghĩa là xem họ như những anh em đang lầm đường lạc lối.
Bài phúc âm hôm nay mời gọi chúng ta khám phá lại tương giao của mình với kẻ khác. Ðặc biệt với các thành viên trong gia đình mình. Bài phúc âm ấy mời gọi chúng ta tự vấn xem tương giao nào trong số này cần được cải thiện đồng thời mời gọi chúng ta khởi sự tiến trình chữa lành tương giao nào bị trục trặc.
Chúng ta hãy kết thúc với lời kinh cầu của thánh Phanxicô:
"Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem tin kính vào nơi nghi nan, đem hy vọng vào nơi thất vọng, đem ánh sáng vào nơi tăm tối, đem niềm vui đến chốn u sầu.
Xin hãy dạy con: tìm an ủi người hơn được người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh.
Chính lúc thứ tha là khi được tha thứ.
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời".
Thánh Ca : Tâm Tình Phó Thác
ÔNG CHỦ CUỘC ĐỜI
Msgr. Edward Peter Browne
L. M. Gioan Trần Khả chuyển dịch
Hầu như ai cũng đọc nhật báo. Mỗi người đọc theo cái thú riêng. Có người chú tâm vào các trang thể thao và việc đầu tiên là họ tìm đọc các trang về thể thao. Những người có đầu óc về kinh tế thì mở trang nói về thị trường kinh tế và thương mại. Những người thích xem chương trình truyện dài truyền hình hàng ngày thì tìm mở trang phiếm luận. Những người thích về chính trị và những gì đang xẩy ra trên chính trường thì tìm đến các trang bình luận và chủ biên. Riêng tôi thì tìm đến trang tranh ảnh khôi hài. Tôi bắt đầu từ đó; tôi cho rằng tốt hơn là tôi bắt đầu trong ngày với một chút hương vị khôi hài.
Nhưng tôi nghĩ rằng ai cũng nên bỏ chút thời gian ra để đọc trang chia buồn. Khi các bạn đọc các trang chia buồn các bạn sẽ thấy có nhiều bất ổn trong cuộc sống. Bạn đọc thấy tin người này chết mới có bốn tuổi đời với bất kỳ lý do gì; mười tám tuổi, hai mươi tuổi chết vì tai nạn hay thương cảnh nào khác. Và có người sống đến chín mươi lăm tuổi. Nhưng vấn để ở đây là ai cũng sẽ chết, và điều ấy sẽ xẩy đến bất kỳ bạn ba tuổi hay ba mươi hoặc là một trăm lẻ ba tuổi. Ai trong chúng ta cũng sẽ chết. Do đó chúng ta cần nhận sự thật về cái chết là thực tại của thế giới chúng ta đang sống.
Đối Tượng Sống
Trong bài đọc hai hôm nay, Thánh Phao-lô nói cho chúng ta rằng không ai trong chúng ta sống cho mình, và không ai trong chúng ta chết cho mình. Khi chúng ta sống là sống cho Chúa và chúng ta chết là chết cho Chúa. Đây phải là tư tưởng hàng đầu trong trí khôn của chúng ta, đó là không ai trong chúng ta sống cho riêng mình.
Trong thế giới của chúng ta ngày nay, người ta nói, “Tôi là chủ vận mạng của chính tôi. Tôi làm điều tôi thích. Tôi muốn cái này; cái này là của tôi, cái này là quyền của tôi, của tôi và chính tôi.” Tất cả là tự thỏa mãn. Cách duy nhất người ta có thể cho phép được quyền tự thỏa mãn là khi họ nghĩ rằng chết là hết, không còn gì khác nữa. Bằng không thì họ sẽ lo sợ về lối sống của họ. Họ sẽ quan tâm cho rằng đời sống trên mặt đất không phải là tận cùng. Thiên Chúa là Chủ của sự chết và là Chủ của sự sống. Chúng ta cần ý thức rằng cách chúng ta sống, điều chúng ta xác định cho cuộc đời mình sẽ là cùng đích cho đời của chúng ta. Chúng ta cần phải ý thức rằng chúng ta ở đời là để phụng sự Thiên Chúa, nhận biết Ngài, yêu mến Ngài, thay đổi đời mình, uốn mình đi theo đường lối của Chúa, theo giáo huấn của Chúa Kitô.
Nhớ Ngày Ra Toà
Bài đọc thứ nhất hôm nay nói, “Hãy nhớ đến ngày tận số. Chấm dứt hận thù. Nhớ mình sẽ phải hao mòn và phải chết, mà trung thành giữ các điều răn.” Đó chính là cách chúng ta nên hành xử trong đời sống, với niềm tin tưởng là không ai trong chúng ta sống cho riêng mình. Ai trong chúng ta cũng sẽ ra trước tòa phán xét của Thiên Chúa, và mọi người chúng ta phải sống ở đời này không phải là cho riêng mình, nhưng Chúa Kitô, là Thiên Chúa và là Chủ của đời sống chúng ta.
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhủ rằng chúng ta cần phải biết thương người, biết tha thứ, và công bằng. Chúng ta cần phải chu toàn những lệnh truyền của Thiên Chúa nhờ đó chúng ta có thể trở nên giầu có phong phú trong ơn thánh, mong đợi lời hứa cứu độ của Thiên Chúa. Một ngày nào đó chúng ta sẽ ra trước tòa phán xét của Thiên Chúa và do đó chúng ta phải sống theo niềm tin như thế.
Không Sống Cho Riêng Mình
Đức Thánh Cha (Gioan Phaolô II) đã công bố rằng chúng ta dường như đang sống trong “nền văn hóa sự chết.” Chúng ta quyết định là chúng ta muốn phá hủy sự sống trước khi nó được chào đời, vứt bỏ sự sống ở cuối đời nếu hoàn cảnh chung quanh trở nên bất tiện, giúp làm cho chết. Nhiều người phạm tội sát nhân và những tội tầy trời với bất kể lý do gì, chỉ vì họ thấy có lợi cho họ. Chủ trương của họ là tôi, của tôi, chính tôi và tôi, tất cả những điều này, trong khi chúng ta phải suy nghĩ rằng Thiên Chúa là sự sung mãn của cuộc sống. Nếu chúng ta đón nhận ơn thánh của Thiên Chúa và sống theo ý của Thiên Chúa thì chúng ta sẽ kết hiệp với Thiên Chúa đến muôn đời. Do đó hãy ý thức nhớ rằng không ai trong chúng ta sống cho riêng mình và không ai trong chúng ta chết cho riêng mình. Khi chúng ta sống là chúng ta sống cho Chúa và khi chúng ta chết là chúng chết như những tôi tớ của Thiên Chúa. Xin Thiên Chúa chúc lành cho các bạn.
Thánh Ca : Chúa Không Lầm
Truyện Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét :