Cưới - truyện sex, truyện người lớn, truyện 18+, truyện dâm, truyện loạn luân Cưới | Truyện sex - truyện loạn luân - Truyện thủ dâm
Cưới

Cưới

Herius Nguyễn | 08:32:00 | Châm biếm - trào phúng
Đăng Bởi: Ozawoa's
Sử Dụng: Miễn Phí
Hướng Dẫn Download
Chú ý: Trang web này chứa nội dung 18+ ( Cưới ). Các bạn phải trên 18+ mới được xem tại đây: , Chúng tôi không chịu trách nghiệm về mọi hành vi của bạn nếu không xem cảnh bảo của chúng tôi!

Ngày xưa, các cụ thường cưới vào dịp cuối năm – người ta gọi thời điểm đó là mùa cưới. Lý do thì có người bảo là vì khi ấy công việc nông nhàn, tiện cho chuẩn bị cỗ bàn; có người lại bảo: vì khi ấy tiết trời mát mẻ, dễ chịu, giúp cho việc động phòng thuận tiện, hăng hái, hưng phấn hơn.

 Tôi không tán thành cái lý do thứ hai lắm, bởi tôi chẳng thấy mối liên hệ bẹn chứng nào giữa thời tiết mát mẻ với sự hưng phấn khi động phòng cả. Như vợ chồng tôi đây này, cưới vào giữa mùa hè, chuẩn bị động phòng thì mất điện, quạt tắt cái phụt. Nhưng lúc ấy, chúng tôi chẳng biết nóng nực là gì, vẫn chiến đấu hừng hực, và đầy hăng hái, dù mồ hôi đã chảy nhoe nhoét, nhơm nhớp khắp đùi, khắp bụng, lên cả mặt. Thấy vợ kêu ư ứ, tôi mới hỏi: “Em nóng hả!”. Vợ bảo: “Không”. Tôi lại hỏi: “Không nóng sao kêu?”. Vợ cáu: “Nhanh lên! Đừng hỏi nhiều!”. Ấy thế mà có điện lúc nào vợ chồng tôi cũng chả biết, chỉ biết là xong việc thì đã thấy cái quạt quay vù vù tự bao giờ…

Bản thân tôi nghĩ, lý do người ta chọn mùa cưới vào dịp cuối năm là bởi khi ấy vừa thu hoạch xong vụ mùa, thóc lúa sẵn trong bồ, người ta có cái mà bán đi để lấy tiền mừng đám cưới. Cái sự mừng đám cưới này thực sự, thực sự là một gánh nặng chứ không hề giản đơn!

Cái tập tục (hoặc cũng có thể là hủ tục) mừng đám cưới này đã xuất hiện từ lâu lắm rồi! Từ khi còn bé tí tẹo, đi xem đám cưới ở làng, tôi đã thấy đám nào cũng có một cái bàn to và rộng như cái bàn thờ (giống trong mấy ngôi đền, ngôi miếu), dùng để bày quà mừng mà bạn bè và bà con tặng cho cô dâu, chú rể. Quà hầu hết là khăn mặt, nón, thau, chậu, phích, và mấy vật dụng linh tinh. Sau đám cưới, cặp vợ chồng nào cũng có cả chồng nón cao ngất ngưởng, một đống khăn mặt, hàng tá thau chậu, và cả chục cái phích, chả biết dùng bao giờ cho hết?

Tôi vẫn nhớ ngày ấy ở cạnh nhà tôi có đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhưng rất hay cãi nhau. Mỗi lần cãi nhau là y như rằng anh chồng lại quăng cái phích ra sân nghe đánh “choang” một phát, vỡ tan. Mười lần cãi nhau thì cả chục lần anh ấy đập phích. Chị vợ sợ quá chạy sang nhà tôi khóc sụt sùi. Mẹ tôi mới hỏi chị vợ rằng sao anh ấy chỉ đập phích mà không đập thứ khác thì chị ấy bảo: “Nhà em ngoài khăn mặt, nón, thau chậu và phích được tặng hôm cưới ra thì còn cái quái gì đâu để mà đập chị ơi! Chẳng lẽ lại đi đập khăn mặt, đập nón? Anh ấy đập tổng cộng 10 cái phích rồi, và trong nhà vẫn còn 5 cái nữa!”.

Có thể là phích được tặng nên anh ấy đập không luyến tiếc. Nhưng thực sự thì để có được số phích ấy, anh và bố mẹ anh đã phải vay chạy, bán thóc, bán lợn, bán gà để có tiền làm cỗ cưới. Và rằng sắp tới, anh sẽ lại phải tiếp tục vay lãi, hoặc bán thóc, bán gà (với điều kiện là còn thóc, còn gà) để mua phích tặng những người bạn của anh – những người mà đang rầm rập vay tiền, bán thóc, bán gà để chuẩn bị làm đám cưới, giống anh vài tháng trước đây.

Là một người có đầu óc kinh doanh, nên tôi lập tức mở cửa hiệu cầm đồ, kết hợp cho vay nặng lãi ở đầu làng. Đương nhiên là tôi làm ăn rất khấm khá, bởi vào mỗi mùa cưới, người ta tới vay tiền và cầm đồ đông lắm! (À, mà giờ người ta cưới quanh năm, không theo mùa nữa. Chắc có lẽ các bạn trẻ quê tôi đã phát hiện ra cái bí mật rằng thời tiết nóng nực không hề ảnh hưởng đến sự hưng phấn). Người thì vay tiền làm đám cưới, kẻ cầm đồ lấy tiền mừng đám cưới, nhộn nhịp, tấp nập vô cùng!

Cưới xong, người ta sẽ gom tiền mừng mang trả lại tôi, cả gốc lẫn lãi. Và ai trả xong cũng lắc đầu: “Chả để ra được đồng nào! Chỉ hòa vốn thôi chú ạ!”. Tôi thì lại không nghĩ là họ hòa vốn, bởi tôi biết, họ sẽ vẫn còn phải quay lại cửa hàng tôi!

Sáng nay, có ông Đau, chồng bà Khổ, người cùng xóm tôi, qua cửa hàng tôi cắm cái xe đạp để lấy tiền mừng đám cưới. Ông đưa bàn tay lam lũ, sần sùi, đón tờ 100 nghìn mới coóng từ tay tôi, run run cho vào phong bì. Ông nhờ tôi chỉ đường tới nhà có đám cưới, bởi phải hơn chục năm rồi ông không đi lại khu ấy, nên quên lối. Rồi sự nhớ ra là chưa viết tên, ông vội vàng mượn tôi cái bút rồi ghi lên phong bì nắn nót: “Ông bà Đau Khổ! Mừng hạnh phúc hai cháu!”.

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo
Xem thêm truyện khác của Võ Tòng tại: https://facebook.com/truyencuoibua

Đọc Tiếp:

Truyện Cùng Chuyên Mục

0 nhận xét :